Nhện chuông là những “thợ lặn” tài ba.

“Khi nhện tiêu thụ không khí dự trữ , mật độ oxy trong chuông sẽ giảm, dưới mức oxy hòa tan trong nước, khi điều này xảy ra, oxy có thể được cung cấp từ các bong bóng nước “ – Giáo sư Roger Seymour viết cho tờ Nature BBC .


Bạn có biết loài nhện nào chỉ sống dưới nước chưa? Đó chính là nhện chuông hay còn gọi là nhện nước (Argyroneta aquatica), loài nhện độc đáo nhất thế giới. Chúng dành phần lớn thời gian dưới mặt nước để sống và kiếm ăn.

Nhện chuông thường được tìm thấy ở ao hồ các nước Châu Âu và Châu Á. Những con nhện nhỏ bé này sở hữu một khả năng khá đặc biệt, đó là săn côn trùng và các loài giáp xác dưới mặt nước.

Để sống được dưới nước, loài nhện được mệnh danh là các “thợ lăn tài ba” này, đã dùng tơ dệt thành một cái chuông, có tác dụng như một bình oxy để giúp chúng thở dưới mặt nước. Nhện chuông lấy chứa không khí trong các lông tơ, ở bụng và chân khi ở trên mặt đất sau đó “bơm” vào “chuông” để dự trữ. Sau đó chúng có thể yên tâm sống trong ngôi nhà dưới mặt nước. Thật tế hầu như con cái không bao giờ ra ngoài trừ khi săn mồi và ngoi lên mặt nước để nạp thêm không khí vào chuông.

Tuy nhiên, không giống như các bình hơi của thợ lặn, công việc nạp thêm không khí cho cái chuông ít khi xảy ra. Những cái chuông của chúng có khả năng tự nạp không khí một cách tài tình.
“Khi nhện tiêu thụ không khí dự trữ , mật độ oxy trong chuông sẽ giảm, dưới mức oxy hòa tan trong nước, khi điều này xảy ra, oxy có thể được cung cấp từ các bong bóng nước “ – Giáo sư Roger Seymour viết cho tờ Nature BBC .

Những cái chuông cũng là nơi để tiêu thụ thức ăn, nuôi nấng con cái và giao phối. Chuông nhà con cái thường to hơn của nhà chuông của con đực. Để giao phối, con đực sẽ xây một cái chuông cạnh bên nhà con cái, sau đó nó sẽ làm một đường hầm kết nối vào cái chuông của cô hàng xóm và bò qua để kết tình. Con nhện cái sẽ cho ra đời từ 30 đến 70 trứng, và lũ trẻ sẽ được sinh ra và lớn lên trong cái chuông của con nhện mẹ.

Nhện đực thường lớn hơn nhện cái 30%, điều này là bất thường vì đa số loài nhện nằm trong trường hợp ngược lại. Lý do là những “gã trai” phải có thân hình to khỏe để có thể di chuyển chống lại sức cản của nước để kiếm mồi là các loài thủy sinh, hoặc giáp xác. Con đực cũng có khả năng bơi tốt hơn so với nhện cái, tuy nhiên chúng thích bám vào các loài thực vật dưới nước để di chuyển tiện lợi hơn. Chúng thường dùng nanh cắn vào con mồi gây nhiểm độc và neo vào chuông để tiêu hóa. Ngược lại loài nhện này cũng là miếng mồi ngon cho các loài ếch và cá.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *